Thế
nào là người thành công ?
Người
thành công là người đạt được những thành tựu ở lĩnh vực nào đó khiến những người
khác tôn trọng.
Những
người thành công thực ra họ cũng không khác gì nhiều so với những người chưa
thành công, có khác chỉ là ở vài yếu tố như dám nghĩ dám làm, dám chiến đấu vì
giấc mơ, vì đam mê... Từ đó với các động lực thúc đẩy họ tự hoàn thiện các kỹ
năng của mình và càng ngày càng tỏa sáng trong xã hội.
Bạn
cũng có thể thành công nếu bạn biết phấn đấu và vươn lên.
Ngoài
trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị
trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất
khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay
chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công
trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết
quan trọng nhất.
Ngoài
trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị
trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất
khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay
chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công
trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết
quan trọng nhất…
*
Năng lực lãnh đạo: Năng lực lãnh
đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ làm. Nếu bạn là một
người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó
để giám sát việc làm của họ hay không. Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc
thì họ sẽ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật
tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng làm nhiều hơn những gì bạn
yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng. Còn nếu bạn là một người lãnh đạo biết
khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng
đóng góp sức mình cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm
bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là những gì tốt nhất mà họ có thể cống
hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là niềm yêu thích
mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp
đối với bạn. Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm
việc cho người khác, khả năng tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi
nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả năng giải quyết những
mối bất hòa giữa mọi người.
*
Năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức
là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo cách mà mọi
việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân
xuất sắc nhất và trong một khung thời gian hiệu quả nhất. Một nhà tổ chức giỏi
cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn
ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ về số lượng mà không
hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều.
*
Kĩ năng bán hàng: Kĩ năng bán hàng
là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những ý tưởng, những dịch vụ hay các
sản phẩm của bạn. Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy
nhất để bạn có thể kiếm tiền. Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém
cỏi đến mức nào đi chăng nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố
gắng để bán được ít nhất một mặt hàng. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán
là phải tính toán gian lận. Nhưng nếu bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên
cứu về nghệ thuật bán hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán cũng tương tự như
việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn
con đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho
bạn vay một khoản tiền và làm thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong
câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài. Hãy bắt đầu với cuốn “Bán hàng cho
những kẻ ngốc” do Tom Hopkins viết.
*
Năng lực quản lý và tìm kiếm thông tin: Năng lực này bao gồm khả năng phát hiện ra
đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô số
những nguồn thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong
lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như trong các lĩnh vực khác mà có tác động
chặt chẽ nhất tới bạn. Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng quản lí và tìm kiếm
thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia – những
người mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc có một quyển sổ ghi chép một
cách cụ thể những địa chỉ liên lạc của họ. Kỹ năng này quan trọng đến mức hầu
hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách nhiệm vụ này và được quản
lí bởi một giám đốc thông tin.
*
Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại: Có một thực tế là bạn cần phải biết được
và áp dụng tẩt cả những công nghệ hiện đại có liên quan đến ngành kinh doanh nói
chung và lĩnh vực của bạn nói riêng. Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể
nào có những tiến bộ. Ít nhất thì bạn cũng phải có được những kĩ năng sử dụng
máy tính cơ bản nhất. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách đánh máy (hay
biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay). Nhưng nó lại không chỉ là kĩ
năng văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần. Chẳng hạn như nếu như
bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất
cứ loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những
hiểu
biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu, máy chiếu, hệ thống âm thanh hình
ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện âm thanh
có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính.
*
Khả năng thuyết phục và thương thuyết: Đây là những năng lực cơ bản để khiến người
khác thực hiện theo những gì bạn mong muốn. Những kĩ năng này rất gần với kĩ
năng bán hàng và kĩ năng tạo ra động lực làm việc. Chúng thực sự cần thiết đối
với tính cách của một người lãnh đạo. Người nào thay mặt cho ông chủ hay các
khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu như luôn
vượt lên trên những người khác.
*
Có óc suy xét: Dù cho bạn có gọi đó
là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một lương tri chất phác
hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá
trị nhất trong bất cứ nỗ lực cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội. Đó là khả
năng đưa ra những sự đánh giá chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi
chúng có liên quan đến những người khác. Đó còn là khả năng phát triển những ý
kiến đã được thông tin. Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy bén
và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế. Năng lực này bắt đầu với sự phát
triển của cái gọi là “những kĩ năng tư duy có phê phán”.
*
Khả năng quản lí tình hình tài chính: Bạn không cần phải là một thần đồng về toán
học nhưng bạn lại cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn
đang trong ban quản lí một đơn vị. Lí do của việc này là bởi có thể bạn sẽ có
một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải quản lí. Tuy nhiên
nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong đơn vị thì bạn nên biết về
tầm quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của đơn vị, mà nó bao
gồm việc làm tăng vốn, vòng quay tiền mặt, quản lí tài sản, lên kế hoạch về
thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của
chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ.
*
Kĩ năng viết: Hiện nay là thời đại
thông tin cho nên mọi người muốn biết được những gì mà bạn đã biết. Họ muốn được
tiếp cận với những gì mà bạn biết kể cả khi mà họ không thể tiếp cận với bạn. Vì
vậy họ muốn bạn viết ra những điều bạn biết cho họ. Họ muốn bạn viết một cách
chính xác và dễ hiểu. Ngược lại bạn muốn người khác biết và tin tưởng vào những
điều tốt đẹp ở bạn để họ sẽ tuyển dụng bạn, kí kết hợp đồng với bạn hay mua sản
phẩm của bạn. Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy thuyết phục,
mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến
cho họ biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể
làm.
*
Kĩ năng nói: Ít nhất thì bạn cũng
phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành. Thậm chí dù cho
bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên
được ý kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp. Bạn nên
biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về
tài chính hay ủng hộ trong một dự án nào đó. Bạn còn nên biết cách là một người
phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn xuất sắc. Bạn phải biết cách thuyết trình
một cách thuyết phục và hiệu quả để giành lấy một công việc, để đạt được khoản
tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được
thông tin cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những
người khác làm việc gì đó và để thuê được những nhân công giỏi. Ít nhất thì bạn
cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để có thể bán được sản
phẩm.
Xem
thông tin khóa hoc sua
laptop tại HPCOM
Thế
nào là người thành công ?
Người
thành công là người đạt được những thành tựu ở lĩnh vực nào đó khiến những người
khác tôn trọng.
Những
người thành công thực ra họ cũng không khác gì nhiều so với những người chưa
thành công, có khác chỉ là ở vài yếu tố như dám nghĩ dám làm, dám chiến đấu vì
giấc mơ, vì đam mê... Từ đó với các động lực thúc đẩy họ tự hoàn thiện các kỹ
năng của mình và càng ngày càng tỏa sáng trong xã hội.
Bạn
cũng có thể thành công nếu bạn biết phấn đấu và vươn lên.
Ngoài
trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị
trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất
khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay
chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công
trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì 10 kỹ năng sau dường như là những bí quyết
quan trọng nhất.
Ngoài
trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị
trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất
khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay
chính bản thân họ cần phải có. Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công
trong kinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét