Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh

  • Nghề - là một công việc mà ai cũng phải có, dù cao sang hay thấp hèn đều cần phải có một nghề để nuôi thân, trang trải cuộc sống. Trong cuộc sống ngày càng đông người này, không có thu nhập thì không thể xoay sở được và dần dần đi vào bế tắc. Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền rằng " nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh ", một người chuyên một công việc nào đó thì người đó sẽ rất giỏi ở lĩnh vực đó. Sự nghiệp đi lên từ cố gắng, con đường không có nhiều hoa hồng nên phải trải bằng mồ hôi và nước mắt, lao tâm lao lực để đi đến thành công.
    Bàn luận về câu nói “Nhất nghệ tinh – nhất thân vinh “
    • “Nhất nghệ tinh – nhất thân vinh” – câu nói quen thuộc được cha ông ta truyền lại tự hàng thế kỷ trước và được con cháu lưu truyền tới ngày nay. Đi theo lời khuyên này, có biết bao tiền nhân đã có nhiều thành công trong cuộc đời mình, đóng góp lớn lao vào cống hiến xã hội, trở thành tượng đài vĩnh cửu và tấm gương sáng chói để thế hệ sau noi theo.
    Nhưng, cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Hiện nay, vẫn còn có nhiều người chưa có định hướng nghề nghiệp, chưa có lối đi đúng đắn, mơ hồ trong việc chọn lựa nghề nghiệp cho bản thân.


    Vậy, nghề là gì?
    • Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được rèn dũa, tôi luyện trong môi trường đào tạo, con người tiếp thu được những kiến thức, những kỹ năng cần thiết để tạo thành các sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
    • Đơn giản hơn, nghề là một công việc mà dựa vào đó con người có thể tạo ra thu nhập để phục vụ các nhu cầu, nuôi sống bản thân và gia đình.
    • Hiện nay, có rất nhiều người hoang mang, lo lắng trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân. Bởi vì họ chưa hiểu rõ được bản thân muốn gì, ưu – nhược điểm và chưa được định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn nhất. Điều đó vẽ ra một viễn cảnh của sự lãng phí nguồn lực cho xã hội, đất nước: Có rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường không làm đúng chuyên môn, ngược lại, họ rẽ hướng theo con đường khác và phải bắt đầu lại từ đầu.
    Ví dụ:
    • Có nhiều người sau khi tốt nghiệp Sư Phạm lại đi làm công nhân, có nhiều người học IT ra lại theo học khóa học sửa chữa laptop và trở thành một kỹ thuật viên laptop.
    • Ngày nay, có rất nhiều người chạy theo trào lưu trong việc chọn lựa nghề nghiệp. Họ chọn lựa theo sở thích, theo bè bạn, theo ý kiến gia đình mà không cân nhắc về sự phù hợp, về khả năng của bản thân. Thậm chí có nhiều người vì thích làm bác sĩ và quyết định thi vào trường Y mà không cân nhắc khả năng, sự phù hợp, để rồi khi không vượt qua được những khó khăn, thử  thách và áp lực, họ sẵn sàng buông xuôi và chuyển qua một hướng đi mới. Đây chính là một sự phí phạm tài nguyên điển hình – Một tình trạng đáng báo động nhất về nguồn lao động ở nước ta hiện nay.
    • Những năm trở lại đây, một vài cá nhân chạy theo tư tưởng “bách nghệ”. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi bản thân họ không thể làm tốt nhiều công việc cùng một lúc. Xã hội rất coi trọng những nhân tài, những người giỏi, trong khối lượng kiến thức tổng hợp cần có một cái nổi trội điển hình. Có thể lấy một nghề chính làm thế mạnh, dựa trên những kiến thức đó để triển khai những kiến thức khác tốt hơn. Không nên tham lam, ôm đồm quá nhiều kiến thức về nhiều ngành khác nhau, tạo ra sự khó khăn trong việc chọn cho mình một hướng đi chính.
    • Vậy, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh hao hụt nguồn nhân
      lực cho xã hội, ngay từ đầu cần phải xác định được định hướng, khả năng và sự phù hợp của bản thân, mục tiêu tương lai để phấn đấu học tập tốt. Đừng vì một chút mơ hồ, đắn đo, định hướng lệch lạc mà đánh mất niềm tin vào tương lai. Có thể mình không hợp với nghề này, nhưng biết đâu lại thành công với nghề kia. Đừng bi quan, hãy tự tin vào năng lực của bản thân, giữ vững niềm tin và sức mạnh để vững bước vào tương lai.
    • Xem thêm thông tin khóa hoc sua laptop

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét