Để
đo các thông số một cách chính xác thì thường các kỹ thuật viên đều sử dụng công
cụ là các đồng hồ đo. trong đó thông dụng nhất là 2 loại : Đồng hồ kim và đồng
hồ số Digital, với nhiều ưu điểm tốt hơn về độ chính xác nên càng ngày đồng hồ
số Digital càng được sử dụng nhiều trong các trường hợp cần tới độ chính xác
cao.
Đồng
hồ số Digital có một số ưu điểm so với đồng hồ kim, đó là độ chính xác cao hơn,
trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi đo vào dòng điện yếu,
đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là
chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo
nhanh, tuy nhiên đồng hồ Digital không đo được độ phóng nạp của tụ.
Cách
đo điện áp: Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm VΩ mA que đen vào lỗ cắm COM sau đó bấm
nút DC hoặc AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay
chiều, xoay chuyển thang đo về vị trí đo vôn V hãy để thang đo cao nhất nếu chưa
biết rõ điện áp cấn đo, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau.
Đặt hai que đỏ vào điện áp cần đo và que đen vào mash và đọc giá trị trên màn
hình của đồng hồ. Nếu đặt ngược que đo, đối với điện một chiều thì đồng hồ sẽ
báo giá trị âm có nghĩa là có dấu – ở phía đầu của chỉ số trên đồng hồ.
Đo dòng điện DC (AC):
Chuyển
que đỏ của đồng hồ về mA nếu đo dòng điện nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng điện lớn.
Xoay chuyển thang đo về vị trí “A” rồi bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều
DC hay xoay chiều AC đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo sau đó đọc giá trị hiển
thị trên màn hình.
Đo điện trở:
Trả
lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp. Xoay chuyển thang đo về vị trí đo ôm,
nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số
thập phân thì ta giảm xuống. Đặt que đo vào hai đầu điện trở. Sau đó đọc giá trị
trên màn hình. Chức năng đo điện trở còn có thể đo sự thông mạch, khi đo một
đoạn dây dẫn bằng thang đo trở, nếu thông mạch thì đồng hồ phát ra tiếng
kêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét