Nhiều bạn quyết định đi học nghề, thường có tâm lý chọn
nghề nào dễ học, nhanh chóng, sau khi ra nghề dễ tìm việc làm, lương cao
…V..V…Ai cũng muốn đẩy cái mệt, cái khó đi và nhận về cái nhẹ nhàng và dễ
dàng.
|
Từ vài năm nay khi mà laptop ngày càng trở nên phổ biến
và không thể thiếu trong cuộc sống từ cá nhân đến công việc cộng đồng, từ khắp
thành thị đến nông thôn chúng ta đều dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của laptop.
Vì vậy cho nên nhu cầu học sửa laptop để trở thành kỹ thuật viên laptop ngày
càng tăng cao mà hầu hết các trung tâm dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học
tập của học viên
Nhưng tiếc là cuộc sống không phải như vậy, thành công
chỉ đến với những ai biết cố gắng, thành công thì rất khó, nhưng khi thành công
rồi thì mọi việc lại rất dễ.
Tôi chỉ nêu quan điểm một chút về cách nhìn nhận để đi
vào vấn đề phân tích học sửa laptop khó hay dễ?
Đôi nét về ngành học sửa laptop
Ngành sửa laptop là một ngành chuyên về điện tử, kết hợp
công cụ máy móc chuyên dụng. Vậy mấu chốt ở đây để thành công trong việc học
nghề này là: Bạn bắt buộc phải học điện tử cho giỏi (điện tử chuyên ngành
laptop). Phải chăm chỉ miệt mài, siêng năng nghiên cứu, tìm hiểu và thường xuyên
đặt câu hỏi thắc mắc với thầy giáo hướng dẫn ngay khi không hiểu cốt lõi vấn đề.
Việc của học viên là không nên tránh né, bỏ qua bất kỳ một vướng mắc nào trong
quá trình nghiên cứu điện tử. Nắm vững kiến thức điện tử, chính là nền móng vững
chắc xây dựng lên ngành học sửa laptop chuyên nghiệp.
Tôi xin nhắc lại là, các bạn không thể lẵng lặng né tránh
cái khó xãy đến khi học về điện tử, ngoài ra kỹ năng hàn khò, đóng chip thuần
thục và chính xác cũng là điều tối quan trọng khi học sửa laptop. Nhiều
bạn chưa thuần thục mà chỉ biết nguyên lý và cách làm, lười tập luyện. Nên khi
gặp làm thực tế, tay chân lọng cộng, hàn khò, thay thế không chuẩn, làm chết
luôn mainboard, linh kiện sửa chữa.
Những đối tượng học được và không học được ngành này như sau:
Đối tượng học thành công:
- Khi bạn đó nhận ra tầm quan trọng của việc học sửa laptop, nghĩ nghiêm túc cho tương lai. Quyết chí thành công để lấy nghề xây dựng tương lai bền vững. Chịu khó, siêng năng, để ý kỹ….
- Chăm chỉ thực hành, trau dồi kỹ năng thuần thục, hoàn thành bài tập thầy giáo cho.
Đối tượng khó thành công:
- Là đối tượng lười biếng, không ý thức việc học, không muốn theo nghề, muốn đốt cháy giai đoạn, muốn một bước “lên trời”. Bỏ qua, và lãng tránh để tìm những cái dễ mà học, thì sẽ không thể hiểu được bản chất gốc rễ vấn đề.
- Thấy học điện tử khó, là trốn tránh, trau dồi kỹ năng không nhiều…
Lời kết: Hoc sua laptop không khó, nhưng cũng
không hề dễ, khi có ý định học thì phải nghiêm túc và chịu trách nhiệm với bản
thân. Khi học được nghề này rồi, thì bạn sẽ có một tương lai vững chắc, một sự
nghiệp ổn định, một vị trí xã hội được nhiều người tôn trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét