Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Băn khoăn khi học nghiệp vụ nghề


Hiện nay, đa phần sinh viên hậu tốt nghiệp là thất nghiệp. Vậy thử đặt câu hỏi: “Tại sao các bạn sinh viên cầm tấm bằng tốt nghiệp khá giỏi trong tay mà vẫn không được tuyển dụng?” Họ thiếu điều gì và phải chuẩn bị những gì để đương đầu với những thử thách đầu đời?
Thực tiễn cho thấy càng ngày các nhà tuyển dụng càng quan tâm hơn tới kinh nghiệm nhân sự, thường các nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ cần, thậm chí dù chỉ là bằng cấp bình thường những kinh nghiệm nhiều năm luôn là đối tượng được chọn trong quá trình sàng lọc ứng viên dù là có nhiều ứng viên khác với rất nhiều bằng cấp với các đánh giá khá giỏi. 


Thực tế, bằng cấp chỉ là thị thực đưa bạn tiếp cận đến với vị trí tuyển dụng dễ dàng hơn chứ không dựa vào đó để đánh giá toàn bộ khả năng của bản thân. Bằng cấp chỉ là một tờ giấy thông hành để một tân cử nhân bước vào đời. Điều đặc biệt quan trọng hơn nữa là kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và khả năng hòa nhập với công việc, thích nghi với môi trường một cách tốt nhất.

  • Ưu tiên tuyển người biết làm việc:
Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng có xu hướng không muốn tuyển dụng các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vì hầu hết các bạn chỉ đáp ứng được 20% yêu cầu công việc, còn lại 80% kỹ năng làm việc bắt buộc doanh nghiệp phải đào tạo lại, đây là một yếu tố mà các nhà tuyển dụng rất dè chừng khi quyết định lựa chọn ứng viên. Vì vậy, các nhà tuyển dụng rất ưu tiên cho các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc.
Anh Trần Tuấn, hiện đang giữ vị trí Giám Đốc Điều Hành cho một công ty chuyên kinh doanh gốm sứ, mỹ nghệ cho biết: “Tôi tốt nghiệp loại giỏi đại học chuyên ngành Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn nhưng hiện giữ vai trò Giám đốc điều hành. Lúc mới bắt đầu công việc, tôi rất thiếu tự tin vì công việc không đúng chuyên môn, không được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ của công việc mà tôi đang nắm giữ. Tất cả công việc đều rất mới mẻ bắt buộc tôi phải học lại từ đầu, ảnh hưởng tới tiến trình công việc rất nhiều. Nhưng nhờ được bạn bè giới thiệu, tôi tham gia một số khóa học nghiệp vụ Giám đốc điều hành, khóa học mang lại cho tôi rất nhiều trải nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết để tôi hoàn thành công việc một cách thuận lợi và thành công nhất.
  • Lợi ích từ các khóa học nghiệp vụ:
Rất nhiều sinh viên khi không tìm được cho mình một công việc như ý muốn, họ vẽ ra rất nhiều lý do để tự an ủi mình “Nghề chọn người chứ đâu phải người chọn nghề”.., nhưng, sẽ khó lòng cho những bạn phải làm một  công việc mà bản thân không thích, không có tinh thần để làm việc. Nếu sinh viên chưa biết chọn ngành gì để phù hợp với mình thì nên tìm hiểu kỹ một nghề nào đó và cân nhắc sự phù hợp với bản thân. Các khóa học nghiệp vụ là một lựa chọn sáng suốt để tất cả các bạn sinh viên thử sức mình ở một lĩnh vực nghề nghiệp mới để tích lũy thêm kiến thức thực tế và chứng chỉ nghiệp vụ trên con đường đi đến tương lai.
Tham gia các khóa học nghiệp vụ, các bạn sẽ dễ dàng làm quen và thích nghi với công việc, từ đó mở rộng nhiều mối quan hệ có lợi cho công việc sau này. Vì vậy, việc học kỹ năng khi còn ở trường là rất cần thiết cho các bạn sinh viên vì nó bổ trợ rất nhiều cho chúng ta khi bắt đầu đi làm. Giúp ta có được nền tảng vững chắc để tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc đầy thử thách.
  • Lời kết:
Ngay từ bây giờ, ngay từ lúc còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên nên tham gia các khóa học kỹ năng để có được định hướng, hình dung nghề nghiệp và làm hành trang vào đời. Những khoảng thời gian trống chờ xét tốt nghiệp hay sau khi tốt nghiệp chờ nhận bằng, các bạn nên sử dụng nó vào mục đích tham gia học kỹ năng, nghiệp vụ. Nếu bạn đã đi làm, có thể bổ sung kiến thức vào các khóa buổi tối. Đây là việc làm rất có ích để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng để hỗ trợ hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Với chiều hướng thay đổi đột ngột của nền kinh tế hiện nay, mọi kế hoạch đều có thể thay đổi phút chót. Vì thế, các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua mọi thử thách bằng thái độ tích cực, luôn mở rộng kiến thức nghề nghiệp và học cách tiếp thu, ghi nhận chúng. Hiện nay, có rất nhiều các khóa nghiệp vụ với những ngành nghề khác nhau cho các bạn lựa chọn: Nghiệp vụ Thư Ký – Quản Trị Văn Phòng, Nghiệp Vụ Sư Phạm, Nghiệp Vụ Báo chí, Nghiệp Vụ Quản Lý Nhân Sự…. và nhiều khóa nghiệp vụ khác nữa. Các bạn nên lựa chọn những khóa học nghiệp vụ phù hợp với bản thân và nên lựa chọn những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng như các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề….
Với sự thay đổi và phát triển không ổn định của nền kinh tế hiện nay, các bạn sinh viên nên chủ động tham gia các lớp nghiệp vụ để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng để hỗ trợ cho công việc sau này. Môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh đầy khắc nghiệt, mỗi kinh nghiệm, mỗi kỹ năng ta tích lũy được đều có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà tuyển dụng khi cân nhắc quyết định. Vì thế, tự tích lũy kinh nghiệm hoặc tham gia các khóa học nghiệp vụ ngay từ bây giờ là lựa chọn đúng đắn nhất với các bạn.
Xem thông tin khóa học sửa chữa laptop tphcm tại HPCOM



Hiện nay, đa phần sinh viên hậu tốt nghiệp là thất nghiệp. Vậy thử đặt câu hỏi: “Tại sao các bạn sinh viên cầm tấm bằng tốt nghiệp khá giỏi trong tay mà vẫn không được tuyển dụng?” Họ thiếu điều gì và phải chuẩn bị những gì để đương đầu với những thử thách đầu đời?
Thực tiễn cho thấy càng ngày các nhà tuyển dụng càng quan tâm hơn tới kinh nghiệm nhân sự, thường các nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ cần, thậm chí dù chỉ là bằng cấp bình thường những kinh nghiệm nhiều năm luôn là đối tượng được chọn trong quá trình sàng lọc ứng viên dù là có nhiều ứng viên khác với rất nhiều bằng cấp với các đánh giá khá giỏi. 


Thực tế, bằng cấp chỉ là thị thực đưa bạn tiếp cận đến với vị trí tuyển dụng dễ dàng hơn chứ không dựa vào đó để đánh giá toàn bộ khả năng của bản thân. Bằng cấp chỉ là một tờ giấy thông hành để một tân cử nhân bước vào đời. Điều đặc biệt quan trọng hơn nữa là kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và khả năng hòa nhập với công việc, thích nghi với môi trường một cách tốt nhất.


  • Ưu tiên tuyển người biết làm việc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét