Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Những lỗi thông dụng ở laptop mà chúng ta cần biết - Phần 2

 Tiếp theo bài trước : Những lỗi thông dụng ở laptop mà chúng ta cần biết - Phần 1
Bài này trung tâm đào tạo hoc sua laptop HPCOM tiếp tục giới thiệu thêm cho người dùng các lỗi thông dụng hay gặp phải khi sử dụng laptop - Máy tính bàn. Để người dùng có thêm kiến thức về sử dụng thiết bị, nếu không may gặp phải những lỗi này còn biết cách xử lý sơ bộ và cách làm sao để có thể khiến laptop - Máy tính bàn trở lại mạnh mẽ như khi chưa có lỗi. Chúng ta đến với lỗi máy không khởi động, lỗi phần cứng và sự cố khác

Máy tính không khởi động


Đây là một trong những lỗi khá nghiêm trọng và bài trước đã nói tới, nguyên nhân có thể xuất phát từ phần cứng lẫn phần mềm. Các cách nhận biết lỗi và cách khắc phục bạn tham khảo thêm tại :

Lỗi phần cứng


Phần cứng máy tính rất phức tạp với hàng ngàn các thiết bị điện tử như RAM, HDD, quạt tản nhiệt, Mainboard… Và bất kì thiết bị nào có vấn đề đều ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy tính của bạn. Những lỗi như màn hình xanh, máy không khởi động, tắt ngang, đen màn hình, màn hình kẻ sọc hoặc trong máy tính phát ra tiếng ngân ” i i i” dài… Đều là có thể xuất phát nguyên nhân từ phần cứng máy tính. Và có những lỗi khá đơn giản thì chúng ta có thể tự sửa như lỗi sai lêch giờ có thể do pin CMOD hết pin, nên thay pin CMOD khác, lỗi không nhận driver thì ta cài driver khác…
Bạn phải test qua các thiết bị để xem thiết bị nào hư hỏng, nếu có sẵn các thiết bị phần cứng thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần thay thế dần các thiết bị là biết thiết bị nào hư hỏngCòn nhữn lỗi nghiêm trọng như màn hình xanh, máy không khởi động thì ta nên mang ra đơn vị sua laptop uy tín để các kỹ thuật viên tại đó sửa chữa lại cho chiếc máy tính yêu quí của bạn.
Cách tốt nhât là bạn nên vệ sinh laptop thường xuyên, và dùng các phần mềm dọn rác máy tính để máy tính ổn định hơn. Qua đó phát hiện trước các nguy cơ có thể khiến máy tính của bạn gặp sự cố trong thời gian sắp tới.
Lưu ý : Trong quá trình sử dụng máy tính bạn nên sử dụng đúng mức, để máy tính có thời gian nghỉ và hạn chế va đập mạnh, cũng như nơi có nhiều hơi ẩm, sẽ làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử trong máy.

Cách xử lý khi gặp sự cố máy tính



Gặp sự cố khi sử dụng máy tính bạn phải bình tĩnh xử lý, trước tiên bạn phải sử dụng  tính năng phục hồi System Restore của Windows để khôi phục máy tính trở lại trạng thái ổn định ban đầu. Hoặc tốt hơn là việc khôi phục lại từ bản sao lưu Ghost mà bạn đã sao lưu trước đó.
Nếu sau khí Restore hoặc Ghost mà vấn đề vẫn chưa được khắc phục thì tốt nhất bạn nên cài lại hệ điều hành Window. Vì lúc cài lại hệ điều hành Windows thì máy tính của bạn sẽ ở dạng ” sạch ” không có các phần mềm hay driver nào, lúc này nếu như là lỗi phần mềm thì sẽ được giải quyết triệt để, còn nếu như vẫn gặp sự cố thì bạn phải xem xét lại phần cứng máy tính của mình, có lẽ đã có một sự cố, hư hỏng nào đó trong các thiết bị phần cứng và làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động máy tính của mình.

Câu kết

Nếu máy tính của bạn thường xuyên gặp các lỗi, hư hỏng thì bạn nên xem xét lại về driver điều khiển phần cứng và phần cứng máy tính. Còn nếu là máy tính hoạt động chậm chạp thì bạn nên nghĩ tới phần mềm, nặng hơn là do lỗi bad sector và từ đó tìm ra nguyên nhân và các cách khắc phục sự cố khi bạn gặp phải.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét