Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Những cách tăng tốc độ khi khởi động laptop

 Laptop cũng là một thiết bị điện tử và tất nhiên rồi cũng sẽ có lúc gặp hư hỏng, hoặc những sự cố ngoài ý muốn. Hoặc nhiều khi nhu cầu sử dụng của bạn được bổ sung thêm, như bạn muốn máy mạnh hơn để chơi game, nhu cầu thiết kế, đồ họa... Hoặc nhiều khi bạn cảm thấy rằng laptop của bạn khởi động quá chậm và bạn muốn rút gọn thời gian laptop khởi động để bạn được nhanh chóng sử dụng laptop hơn, để bạn cảm thấy laptop của mình mạnh mẽ hơn...
Hôm nay trung tâm đào tạo hoc sua chua laptop HPCOM sẽ giới thiệu các bạn cách tăng tốc độ khởi động của laptop

1. Điều chỉnh BIOS


Khi cài đặt máy tính lần đầu tiên, BIOS được thiết lập nhằm giúp mọi thứ hoạt động thuận lợi hơn cho người dùng. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành cài đặt, những thứ  này sẽ bị disable. Nếu nhấn và giữ  phím DEL khi khởi động máy tính (hoặc bất kì phím nào BIOS yêu cầu nhấn), chúng ta có thể bật chế độ “Quick Boot” và chuyển ổ cứng lên top trong danh sách ưu tiên boot – boot priority.  Cài đặt Quick Boot sẽ tắt những kiểm tra hoạt động của máy tính khi lần đầu tiên khởi động và điều chỉnh boot priority sẽ cho máy tính biết không tìm kiếm đĩa CD, ổ USB hoặc các thiết bị đa phương tiện khác khi khởi động. Điều này sẽ giúp người dùng truy cập vào hệ thống nhanh hơn. Nếu đã từng phải khởi động từ đĩa CD, thì chúng ta sẽ phải quay trở lại BIOS và đổi lại danh sách boot priority.
2. Loại bỏ  các phần mềm khi  chúng ta khởi động.

Một trong những cách thường được sử  dụng nhất để tăng tốc quá trình khởi động là loại bỏ những phần mềm không cần thiết không được khởi động cùng máy tính. Chúng ta có thể thực hiện việc này bằng cách chạy lệnh msconfig từ hộp thoại tìm kiếm của menu Start. Tiếp theo, vào thẻ Startup. Danh sách ứng dụng ở đây cho ta biết những ứng dụng này làm công việc gì. Từ đó, người dùng có thể biết được ứng dụng nào mình nên disable và ứng dụng nào nên giữ lại. Bên cạnh đó, phần mềm Soluto cũng là một cách tuyệt vời để loại bỏ  những phần mềm không cần thiết. Giờ đây, Soluto còn có rất nhiều tính năng hữu ích khác khiến nó đáng để ta sử dụng.
3. Thay đổi giá trị timeout của menu Boot.

Nếu  chúng ta đang dual-boot máy tính của mình, menu boot sẽ có message “timeout value”,  nghĩa là khoảng thời gian máy chờ ta đưa ra lựa chọn trước khi nó boot vào hệ điều hành mặc định. Trong Windows, giá trị timeout này thường là 30 giây, một thời gian khá dài phải chờ đợi. Để thay đổi khoảng thời gian này, vào lại msconfig và kích vào thẻ  BOOT.INI và thay đổi giá trị trong hộp thoại timeout về mức thấp hơn. Nếu đang dual-boot với hệ điều hành Linux, ta có thể chạy menu GRUB boot và thay đổi khoảng thời gian timeout này.
4. Tắt những  phần cứng không sử dụng.

Máy tính của chúng ta tải rất nhiều driver khi nó khởi động lần đầu tiên, bao gồm cả những thứ không dùng đến. Hãy truy cập vào Device Manager từ hộp thoại tìm kiếm của menu Start, tìm kiếm bất kì driver nào không sử  dụng tới  như: Bluetooth controllers, modems, và virtual Wi-Fi adapters là những thủ phạm phổ biến. Phải chuột vào entry muốn disable rồi nhấn Disable. Hãy nhớ chỉ thực hiện việc này với những thứ ta thực sự không sử dụng nữa, nếu sử dụng Wireless Hosted Networks, ta vẫn sẽ phải giữ cho virtual Wi-Fi adapters được kích hoạt. Một điều khác cũng cần phải nhắc tới là giữ  cho driver được cập nhật cũng sẽ giúp cải thiện thời gian khởi động. Trong trường hợp này, ứng dụng Device Doctor có thể hỗ trợ ta thực hiện công việc này.

 ày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét