Đang
hăng say với một bộ phim, đang lên bản kế hoạch công việc chưa kịp lưu, thậm chí
đang chiến game cùng với các chiến hữu.... Nhưng bỗng dưng laptop bị reset máy,
chạy chập chờn thì lúc này với bạn đúng là thảm họa và dễ gây ra những hành động
bức xúc. Lúc này bạn cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề, xác định nguyên
nhân gây ra lỗi và tìm cách khắc phục sự cố. Có thể tự sửa hoặc mang ra tiệm
cho đội ngũ kỹ thuật sửa. Nguyên nhân rất nhiều như hư hệ điều hành, hư ổ cứng
hoặc lỗi cáp màn hình....
1. Lỗi windown:
Khi
ta khởi động máy lên, thì máy chỉ mới load được windown, rồi máy đứng yên đó,
đôi lúc máy tự reset lại, nếu như vào được window thì máy cứ giật giật, nhất
là khi ta sử dụng những ứng dụng nặng. Khi gặp trường hợp này thì ta sẽ nghĩ
ngay đến máy bị lỗi windown, và vấn đề này thì thường gặp nhất khi ta sử dụng
máy tính. Cách khắc phục trường hợp này là ta phải cài lại windown cho máy, hoặc
có thể tìm một file ghost đa cấu hình chạy ổn định để ghost lại máy. Vì khi sử
dụng lâu ngày thì sẽ tồn tại những file rác, file hỏng, cũng có thể là virut, sẽ
làm cho máy bị giật giật, đơ đơ..
2.
Lỗi ổ cứng:
Khi
không cài được windown, hoặc khi cài được windown mà tình trạng cũng không cải
thiện được bao nhiêu, máy vẫn cứ giật giật như tình trạng ban đầu, thì chắc ổ
cứng có vấn đề, ta có thể kiểm tra ổ cứng có bị bad hay không, bằng cách
download những soft đơn giản trên mạng, hoặc có thể dùng đĩa Hiren’boot, để xác
định chính xác, xem ổ cứng có bị bad hay không. Nếu ổ cứng đã bị bad thì nên
thay thế ổ cứng mới, vì khả năng phục hồi rất khiêm tốn, tuy nhiên ta cũng có
thể cắt đi đoạn bị bad, nhưng không sài được bao lâu thì chổ bad đó sẽ lây lan
làm mất hết dữ liệu. Vì vậy nêú ổ cứng bị bad nên
thay quách cho xong, nếu ổ cứng còn trong thời gian bảo hành.
3.
Lỏng cáp HDD:
Cáp
ổ cứng lỏng cũng dẫn đến tính hiệu truyền vào main không ổn định, lỏng fan CPU
sẽ dẫn đến không tản nhiệt được cho CPU, cắm RAM lỏng cũng ảnh hưởng đến máy…
Các lỗi này tưởng như vô cùng đơn giản nhưng lại có nhiều người dính phải,
những lỗi tưởng chừng vô hại nhưng cũng ảnh hưởng đến việc máy chập chờn, hay
reset, cũng như giật giật khi load những ứng dụng nặng. Cách tốt nhất trước khi
xem máy hỏng ở đâu, thì nên xem các phần cứng có được nguyên vẹn và lắp đúng
cách hay không. Ngoài ra cũng phải thường xuyên vệ sinh laptop, bôi keo tản
nhiệt để máy hoạt động ổn định hơn.
Nguồn
: day sua laptop
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét