Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Điện tử cơ bản trên mainboard laptop phần 2

Tiếp theo phần điện tử cơ bản trên mainboard laptop phần 1, qua phần 2 này chúng ta sẽ nói đến các thành phần khác như Trasitor, Mosfet và IC. Đây là các bộ phận khá quan trọng trên mainboard và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của laptop. Bạn có thể học thêm kiến thức về điện tử laptop tại các khóa hoc sua laptop tại trung tâm đào tạo nghề laptop HPCOM TPHCM
7. Trasitor:

Trasitor được cấu tạo gồm nhiều con điốt, Trasitor có hình dạng 3 chân gồm chân: B, C, E. Cách đo Trasitor dùng đồng hồ đo, và đặt thang đo ở chế độ điốt, cách đo giống như  đo điốt, đặt que đo ở chân B với C, và chân B với E, Trasitor tốt là khi đảo chiều que đo giữa cặp chân B với C, B với E một chiều lên một chiều không lên, và chân C với chân E không được thông với nhau. Những trường hợp còn lại là Trasitor hỏng.

8.Mosfet hay còn gọi là feet:


Trên main laptop feet được sử dụng rất nhiều và được kí hiệu là: Q, PQ, nếu trên main feet được kí hiệu là U thì những con IC sẽ được kí hiệu là IC. Có nhiều main cả feet và IC điều được kí hiệu là U. Hình dạng trên main feet thường có 3 hình dạng chính là, feet 3 chân, feet 6 chân, feet 8 chân. Cấu tạo: Feet được cấu tạo gồm nhiều con transistor cộng lại. Phân loại feet gồm có hai loại chính: Feet đơn và feet đôi, trong đó gồm có feet đơn thuận và feet đơn nghịch.
- Feet đơn thuận thì chiều dòng điện đi từ chân S qua chân D
- Feet đơn nghịch thì chiều dòng điện đi từ chân D qua chân S
Cách xác định feet đơn: Đối với feet đơn 3 chân thì chân bên trái là chân G, chân ở giữa là chân D, chân bên phải là chân S. Đối với feet đơn 6 chân thì chân 2,3,4,5 thông với nhau là chân D, chân số 1 là chân S, chân số 6 là chân G. Đối với feet đơn 8 chân thì chân số 1,2,3 thông với nhau là chân S, chân số 4 là chân G, chân số 5,6,7,8 thông với nhau là chân D.
Cách xác định feet đôi: Đối với feet đôi thì được chia làm 3 loại, feet đôi riêng, feet đôi chung D-S, feet đôi chung D, trong đó feet đôi riêng được xác định là chân số 1 là chân S1, chân số 2 là chân G1, chân số 3 là chân S2 chân số 4 là chân G2, chân số 5,6 thông với nhau là chân D2, chân số 7,8 thông với nhau là chân D1. Đối với feet đôi chung D-S thì chân số 1,2 thông với nhau là chân D2, chân số 3 là chân G1, chân số 4 là chân S1, chân số 5,6,7 thông với nhau là chân D1-S2, chân số 8 là chân G2. Đối với feet đôi chung D thì chân số 1 là chân G1, chân số 2,3 thông với nhau là chân S2, chân số 4 là chân G2, chân số 5,6,7 thông với nhau là chân D1-D2, chân số 8 là chân G2. Chân D là chân nền, chân S là chân nguồn, chân G là chân kích.
Cách đo feet đơn và feet đôi: Dùng đồng hồ đo đặt ở vị trí đo điốt, cách đo giống như đo điốt nhưng chỉ khác là feet có thêm chân kích, vì vậy khi ta giữ  que đen ở chân D, và dùng que đỏ kích vào chân G, nếu chân D và chân S thông với nhau là feet có chân kích tốt, khi ta xả hai chân S với G bằng cách nối hai chân S-G lại với nhau, sau khi xả hết ta đảo hai que vào hai chân D và S sẽ có một chiều lên và một chiều không lên là con feet tốt. Khi chân đo mà chân G và chân D thông với nhau thì feet bị chập, và những trường hợp còn lại là feet hỏng.
9. IC:



Trên main có kí hiệu là U hoặc IC. Mỗi loại IC đều cố chức năng riêng biệt, ví dụ: IC nguồn, IC lan, IC âm thanh…Cấu tạo gồm nhiều bản mạch cấu tạo thành mà trong mỗi bản mạch thì có tụ, feet , trở, cuộn dây. Cách xác định IC sống, chết thì không thể đo được mà chỉ xác định điều kiện hoạt động của IC mà thôi, như nguồn nuôi IC, chân kích IC… Đầy đủ mà IC không hoạt động thì IC đó chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét