Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Transistor và cách kiểm tra transistor

Định nghĩa transistor:

Transistor là một linh kiện bán dẫn thường được sử dụng như một thiết bị khuếch đại hoặc một khóa điện tử. 
Transistor là khối đơn vị cơ bản xây dựng nên cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác.
Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các tranzitor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động.
Tranzitor cũng thường được kết hợp thành mạch tích hợp (IC),có thể tích hợp tới một tỷ Transistor trên một diện tích nhỏ.

Mỗi Transistor đều có ba cực:
- Cực gốc (base)
- Cực góp (collector)
- Cực phát (emitter)
Transistor được cấu tạo bởi chất bán dẫn gồm hai hay nhiều con điốt tạo nên, Trasistor: có hình dạng 3 chân gồm chân:B, C, E, trong đó B là cực gốc, E là cực phát, C là cực góp. Transistor có hai loại chính là transistor công suất nhỏ và transistor công suất lớn.
Cách xác định chân của transistor:

Với loại transistor công suất nhỏ thì chân B, chân C được đặt tùy thuộc vào nhà sản xuất, nhưng chân E ở bên trái.

Với transistor công suất lớn thì được qui định chân B ở bên trái, chân C ở giữa, và chân E nằm bên phải.


Cách đo Transistor là dùng đồng hồ đo, và đặt thang đo ở chế độ đo điốt, cách đo giống như đo điốt, đặt que đo ở chân B với C, và chân B với E, Transistor tốt là khi đảo chiều que đo giữa cặp chân B với C, B với E một chiều lên một chiều không lên, và chân C với chân E không được thông với nhau. Những trường hợp Transistor hỏng là.

Đo thuận chiều từ  B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC, đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC, đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
Nguồn: day sua laptop TPHCM

Định nghĩa transistor:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét