Không phải cứ giếng khoan sâu là nước ngon, nước sạch. Hơn nữa việc khoan giếng đường kính bao nhiêu, độ sâu bao nhiêu còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố để không vi phạm pháp luật.
Thông thường giếng khoan nhà dân đường kính nhỏ 11 mm, sẽ sử dụng 1 máy bơm nước giếng khoan kèm theo củ hút. Các giếng công nghiệp đường kính rộng 4 inch đến 6 inch thì phải sử dụng máy bơm chìm hỏa tiễn thả xuống đáy giếng, miệng giếng phải khoan rộng hơn đường kính thân bơm. Nên lựa chọn máy bơm giếng khoan có công suất đủ dùng, tránh lãng phí điện năng.
Ngoài ra khi khoan giếng cần tìm hiểu luật khai thác sử dụng tài nguyên nước:
Theo điểm a khoản 1, điều 8 và khoản 3, điều 9 quyết định 17/2006/QĐ-UBND ngày 9-2-2006 của UBND TP.HCM, trong trường hợp ông khai thác, sử dụng nước dưới đất (không nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác) với lưu lượng không vượt quá 10m3/ngày đêm, phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký tại UBND phường. Trường hợp khai thác nước dưới đất có lưu lượng khai thác không vượt quá 20m3/ngày đêm thì phải xin cấp giấy phép tại UBND quận và nếu khai thác lưu lượng trên 20m3/ngày đêm thì cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp phép là UBND TP.HCM (điểm b, khoản 1; khoản 2 và khoản 3, điều 9, quyết định 17/2006/QĐ-UBND).
Nếu việc khai thác nước dưới đất của ông thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký thì theo điều 16 nghị định 34/2005/NĐ-CP (nghị định 34) ngày 17-3-2005 của Chính phủ, sẽ bị phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng. Còn nếu việc khai thác nước dưới đất của ông thuộc trường hợp phải có giấy phép mới được khai thác mà không có giấy phép thì tùy theo lưu lượng khai thác, độ sâu và số lượng giếng khoan mà có thể bị phạt từ 200.000-20 triệu đồng (điều 8 nghị định 34).
Ngoài phạt tiền thì theo khoản 3, điều 7 nghị định 34, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Về thẩm quyền xử phạt, theo quy định tại chương 3 nghị định 34, những người có thẩm quyền xử phạt bao gồm: chủ tịch UBND phường, chủ tịch UBND quận, chủ tịch UBND TP.HCM và thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét