Với nhiều bạn không có khả năng mua mới, laptop cũ là một
lựa chọn thay thế có thể được xem xét tới. Tuy nhiên, để chọn được một
chiếc laptop
cũ chất lượng, bạn cần phải chú ý nhiều thứ.Sau đây là một vài kinh
nghiệm chọn mua máy cũ chia sẻ cùng mọi người:
Cách chọn mua laptop cũ chất lượng
1. Nơi hẹn gặp:
Những người trao đổi máy tính xách tay thường không biết
nhau mà chỉ tìm gặp nhau trên các trang rao vặt, diễn đàn hoặc giới thiệu của
bạn bè. Khi đến gặp xem và mua máy, người mua thường đem theo tiền để nếu được
sẽ trao đổi luôn, vì vậy bạn cần đảm bảo nơi giao dịch đủ an toàn để không bị
đánh cướp. Ngoài ra, quá trình test máy cũng cần thời gian, bạn nên chọn một địa
điểm an toàn để không bị dòm ngó. Nhà riêng có lẽ là lựa chọn được ưu
tiên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến những trung tâm thu
mua laptop cũ giá cao và tìm kiếm một chiếc laptop cũ phù hợp với túi
tiền của mình.
2. Kiểm tra cổng USB
Cổng USB khá quan trọng, vì đây là nơi cắm các thiết bị
như project, chuột, máy in,… Bạn nên đem theo USB để kiểm tra. Bạn chỉ cần cắm
USB và kiểm tra máy nhận dạng có nhanh hay không, tốc độ truyền dữ liệu có ổn
không. Khi các cổng hoạt động tốt với cổng USB thì sẽ hoạt động tốt với các
thiết bị khác .
3. Kiểm tra khớp nối và vỏ ngoài máy
Khớp nối màn hình máy và thân máy cần được kiểm tra kỹ
lưỡng khi mua laptop cũ để tránh phiền toái khi sử dụng. Đây cũng là nơi dễ kiểm
tra nhất. Nếu bảo quản tốt và chất liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung
lay.
Nếu vỏ máy bị nứt, vỡ, xộc xệch hoặc có vết rơi thì bạn
không nên mua . Nhiều người thích xem độ mòn của bàn phím để đoán tuổi máy,
nhưng đều này chưa hẳn đã đúng vì nhiều người có mồ hôi tay chỉ cần xài vài tuần
là bàn phím mờ hẳn, vả lại việc thay bàn phím cũng rất đơn giản và rẻ.
Bạn cũng cần kiểm tra những linh kiện khác như đầu đọc
thẻ, bluetooth,.. để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.
4. Kiểm tra pin
Thời gian sử dụng pin cũng là một yếu tố quan trọng đối
với những chiếc laptop cũ. Bạn không nên cắm điện khi test máy để ướm chừng thời
gian sử dụng của pin. Ngoài ra, còn có phần mềm Battery Monitor có khả năng tính
toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin của laptop, bạn nên lưu vào USB để
mang theo kiểm tra.
5. Kiểm tra bàn phím
Bàn phím là nơi dễ gây khó chịu nhất khi sử dụng máy
tính, bạn nên kiểm tra kỹ phần này. Bạn có thể viết một đoạn văn bản ngắn để coi
các phím có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt
và phím Function (Fn) bạn nên chú ý kiểm tra.
6. Kiểm tra ổ đĩa quang
Khi đi test máy bạn cũng nên mang theo một số đĩa VCD/DVD
để kiểm tra ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
7. Kiểm tra cấu hình máy
Với các máy Lenovo – IBM thì bạn có thể vào trực tiếp
trang web của nhà sản xuất để kiểm tra cấu hình máy.
Phần mềm Lavalyst Everest cũng được nhiều thợ dùng để
kiểm tra máy. Bạn nên dùng phần mềm này để kiểm tra kỹ từng thiết bị như: loại
chip, dung lượng và bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết
nối và thiết bị ngoại vi,..
8. Kiểm tra “điểm chết” và các lỗi liên quan màn hình LCD
Màn hình laptop đã qua sử dụng thường có “điểm chết” màn
hình, đây là những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể đổi màu hoặc luôn
nhấp nháy.
Để tìm được điểm chết màn hình máy tính không phải dễ.
Mẹo tìm là bạn đổi màu toàn màn hình lần lượt qua các màu khác nhau để tìm.
Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm có thể tìm giúp bạn.
Tùy vào số lượng và vị trí điểm chết mà người dùng quyết
định có chấp nhận được hay không. Với một và điểm nhỏ ở rìa thì có thể chấp nhận
được, nếu điểm chết ở trung tâm màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó, vì nó
sẽ làm mắt bạn bị mệt khi sử dụng lâu.
Khi kiểm tra màn hình bạn cũng nên chú ý các điểm bị
thâm. Để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau. Nếu màn hình có điểm bị
thâm tối tức là màn hình đã cũ và có xác suất hỏng khá cao.
9. Kiểm tra ổ cứng
Khâu này hơi mất thời gian nhưng quan trọng . Bạn nên
chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy, trong khi kiểm tra, bạn nên ghé tai
nơi gắn ổ cứng để xem tiếng ổ cứng chạy có mượt không.
10. May mắn
Yếu tố cuối cùng hơi kỳ cục nhưng đúng là cái gì cũng cần
duyên. Nhiều máy dù kiểm tra kỹ lưỡng vẫn có các lỗi chưa phát hiện được. Dù
vậy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để chỉ phụ thuộc vào yếu tố may mắn một phần
nhỏ.
Các dòng laptop cũ không nên mua:
1. Các dòng laptop hay bị lỗi chipset VGA
- HP dv2000 – AMD
- HP dv6000 – AMD
- HP dv6000 – Intel dùng VGA rời
Nvidia
- HP dv2000 – Intel dùng VGA rời
Nvidia
- HP dv9000 – AMD
- Compaq F500 – AMD
- Compaq V3000/V6000
- HP TX1100 – AMD
- HP TX2000 – AMD
- Dell XPS M1330 dùng VGA Nvidia G86 – 630 – N –
A2
- Dell Vostro 1400/1500 dùng VGA Nvidia
8400GS
- Dell D630/Dell D620 dùng VGA Nvidia 8400/
Nvidia 8600/ Nvidia Quadro 135M
- Toshiba Satellite M200
Các
máy thuộc các dòng trên thường gặp lỗi như:
- Chạy rất nóng, kể cả khi trong phòng điều
hòa.
- Hiện tượng máy đang chạy tự reset, treo máy,
tự tắt bật lại không lên, một lát sau bật lại lên nhưng được vài tiếng lại tự
tắt.
- Đang chạy khởi động vào Windows thì bật trở ra
và xuất hiện màn hình nền xanh chữ trắng.
- Máy vẫn chạy nhưng tín hiệu không chuyển tới
màn hình
- Các hiện tượng khác như vân màn hình nhảy múa,
sọc màn hình,..
2. Dòng laptop hay bị lỗi màn hình, bị nhiều sọc ngang dưới đáy màn hình, sau đó màn hình bị chớp, giật liên tục.
- HP Compaq CQ40
- HP Palivion DV4
- Sony Vaio CR/CS
- Thêm một số dòng HP và Toshiba
Các máy này sử dụng màn hình LCD LG 14.1W – 3 bẹ cáp. Các
lỗi này là do nhà sản xuất, không phải do người dùng.
Với nhiều bạn không có khả năng mua mới, laptop cũ là một
lựa chọn thay thế có thể được xem xét tới. Tuy nhiên, để chọn được một
chiếc laptop
cũ chất lượng, bạn cần phải chú ý nhiều thứ.Sau đây là một vài kinh
nghiệm chọn mua máy cũ chia sẻ cùng mọi người:
Cách chọn mua laptop cũ chất lượng
1. Nơi hẹn gặp:
Những người trao đổi máy tính xách tay thường không biết
nhau mà chỉ tìm gặp nhau trên các trang rao vặt, diễn đàn hoặc giới thiệu của
bạn bè. Khi đến gặp xem và mua máy, người mua thường đem theo tiền để nếu được
sẽ trao đổi luôn, vì vậy bạn cần đảm bảo nơi giao dịch đủ an toàn để không bị
đánh cướp. Ngoài ra, quá trình test máy cũng cần thời gian, bạn nên chọn một địa
điểm an toàn để không bị dòm ngó. Nhà riêng có lẽ là lựa chọn được ưu
tiên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến những trung tâm thu
mua laptop cũ giá cao và tìm kiếm một chiếc laptop cũ phù hợp với túi
tiền của mình.
2. Kiểm tra cổng USB
Cổng USB khá quan trọng, vì đây là nơi cắm các thiết bị
như project, chuột, máy in,… Bạn nên đem theo USB để kiểm tra. Bạn chỉ cần cắm
USB và kiểm tra máy nhận dạng có nhanh hay không, tốc độ truyền dữ liệu có ổn
không. Khi các cổng hoạt động tốt với cổng USB thì sẽ hoạt động tốt với các
thiết bị khác .
3. Kiểm tra khớp nối và vỏ ngoài máy
Khớp nối màn hình máy và thân máy cần được kiểm tra kỹ
lưỡng khi mua laptop cũ để tránh phiền toái khi sử dụng. Đây cũng là nơi dễ kiểm
tra nhất. Nếu bảo quản tốt và chất liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung
lay.
Nếu vỏ máy bị nứt, vỡ, xộc xệch hoặc có vết rơi thì bạn
không nên mua . Nhiều người thích xem độ mòn của bàn phím để đoán tuổi máy,
nhưng đều này chưa hẳn đã đúng vì nhiều người có mồ hôi tay chỉ cần xài vài tuần
là bàn phím mờ hẳn, vả lại việc thay bàn phím cũng rất đơn giản và rẻ.
Bạn cũng cần kiểm tra những linh kiện khác như đầu đọc
thẻ, bluetooth,.. để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.
4. Kiểm tra pin
Thời gian sử dụng pin cũng là một yếu tố quan trọng đối
với những chiếc laptop cũ. Bạn không nên cắm điện khi test máy để ướm chừng thời
gian sử dụng của pin. Ngoài ra, còn có phần mềm Battery Monitor có khả năng tính
toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin của laptop, bạn nên lưu vào USB để
mang theo kiểm tra.
5. Kiểm tra bàn phím
Bàn phím là nơi dễ gây khó chịu nhất khi sử dụng máy
tính, bạn nên kiểm tra kỹ phần này. Bạn có thể viết một đoạn văn bản ngắn để coi
các phím có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt
và phím Function (Fn) bạn nên chú ý kiểm tra.
6. Kiểm tra ổ đĩa quang
Khi đi test máy bạn cũng nên mang theo một số đĩa VCD/DVD
để kiểm tra ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
7. Kiểm tra cấu hình máy
Với các máy Lenovo – IBM thì bạn có thể vào trực tiếp
trang web của nhà sản xuất để kiểm tra cấu hình máy.
Phần mềm Lavalyst Everest cũng được nhiều thợ dùng để
kiểm tra máy. Bạn nên dùng phần mềm này để kiểm tra kỹ từng thiết bị như: loại
chip, dung lượng và bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết
nối và thiết bị ngoại vi,..
8. Kiểm tra “điểm chết” và các lỗi liên quan màn hình LCD
Màn hình laptop đã qua sử dụng thường có “điểm chết” màn
hình, đây là những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể đổi màu hoặc luôn
nhấp nháy.
Để tìm được điểm chết màn hình máy tính không phải dễ.
Mẹo tìm là bạn đổi màu toàn màn hình lần lượt qua các màu khác nhau để tìm.
Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm có thể tìm giúp bạn.
Tùy vào số lượng và vị trí điểm chết mà người dùng quyết
định có chấp nhận được hay không. Với một và điểm nhỏ ở rìa thì có thể chấp nhận
được, nếu điểm chết ở trung tâm màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó, vì nó
sẽ làm mắt bạn bị mệt khi sử dụng lâu.
Khi kiểm tra màn hình bạn cũng nên chú ý các điểm bị
thâm. Để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau. Nếu màn hình có điểm bị
thâm tối tức là màn hình đã cũ và có xác suất hỏng khá cao.
9. Kiểm tra ổ cứng
Khâu này hơi mất thời gian nhưng quan trọng . Bạn nên
chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy, trong khi kiểm tra, bạn nên ghé tai
nơi gắn ổ cứng để xem tiếng ổ cứng chạy có mượt không.
10. May mắn
Yếu tố cuối cùng hơi kỳ cục nhưng đúng là cái gì cũng cần
duyên. Nhiều máy dù kiểm tra kỹ lưỡng vẫn có các lỗi chưa phát hiện được. Dù
vậy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để chỉ phụ thuộc vào yếu tố may mắn một phần
nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét